Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Carbonhydrat và sức khỏe của trẻ

Carbonhydrat, hay còn gọi là chất bột đường hoặc chất glucid, là một trong 3 nhóm chất cơ bản cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

Đối với người lớn năng lượng do carbonhydrat cung cấp chiếm từ 60 - 65% tổng năng lượng của cơ thể, còn với trẻ em thì năng lượng do chất này cung cấp cũng phải từ 40 - 50% tùy theo từng lứa tuổi. Trẻ càng lớn nhu cầu về carbonhydrat càng cao và đến 12 tuổi thì ngang bằng người lớn. 

Vai trò của carbonhydrat? 

- Cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng cho cơ thể; 

- Cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động thể chất;

- Cung cấp nguồn chất xơ, giúp thức ăn được hấp thu tốt hơn; 

- Góp phần quan trọng cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể;

- Là chất dẫn xuất, đóng vai trò trong quá trình làm việc của hệ miễn dịch, sinh bệnh, đông máu và sự phát triển của cơ thể. 

Có mấy loại carbonhydrat? 

Có 2 loại carbonhydrat: đơn giản và phức tạp. 

- Carbonhydrat đơn giản hay còn gọi là monosarcarit (đường đơn); carbonhydrat phức tạp còn gọi là polysarcarit. 

- Carbonhydrat có trong tất cả mọi thứ chúng ta ăn hằng ngày như: bột, cơm, cháo, phở, bánh mì, ngô, khoai sắn, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây, rượu, bia... Lượng carbohydrat mà chúng ta nạp vào hằng ngày thì số lượng lớn đó là tinh bột có trong gạo lúa mì và các loại thức ăn chế biến từ ngũ cốc.

Carbonhydrat và sức khỏe của trẻ
Carbonhydrat có trong mọi thứ chúng ta ăn hàng ngày?
Ăn loại carbonhydrat nào tốt cho sức khỏe? 

Carbonhydrat tốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và hiển nhiên là quan trọng đối với cơ thể. Carbonhydrat đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ vì hiện nay tỉ lệ trẻ bị thừa cân béo phì ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều chất đường ngọt hấp thu nhanh. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì ngay từ nhỏ trẻ em cần được ăn uống hợp lý mà việc lựa chọn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng. Các bà mẹ nên cho trẻ ăn các loại carbonhydrat trong các loại thực phẩm sau: 

- Gạo không xát trắng quá, các loại ngũ cốc nguyên hạt;

- Hạt kê, bột yến mạch, hạt diêm mạch, bột kiều mạch; 

- Bột ngũ cốc và bánh mì đen;

- Trái cây;

- Rau; 

- Các loại đậu; 

- Các loại hạt; 

- Sữa ít chất béo và sữa bơ;

- Sữa chua không đường; 

Carbonhydrat không tốt cho sức khỏe? 

Thức ăn carbonhydrat không tốt cho sức khỏe như: các loại đường tinh chế, bột mì trắng và gạo xát quá trắng, các loại tinh bột đã qua chế biến có thể làm trẻ dễ tăng cân vì chúng được tiêu hóa nhanh chóng, gây tăng lượng đường trong máu dẫn đến việc lưu trữ chất béo của cơ thể. Những loại thực phẩm này thường đã qua chế biến, chất dinh dưỡng bị mất đi phần nào, có chất bảo quản, hóa chất và phụ gia không tốt cho sức khỏe. Chúng làm tiêu hao năng lượng của cơ thể một cách nhanh chóng, sau đó khiến trẻ lại cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Trong khi đó thì loại carbonhydrat tốt bị đốt cháy chậm nên làm trẻ no lâu và giữ mức năng lượng trong cơ thể được ổn định hơn. Các loại thực phẩm này là nguyên nhân hàng đầu của bệnh béo phì cũng như: bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ không được đụng đến cơ thể chúng ta có thể tự điều chế và kiểm soát mức độ insulin, vì vậy nếu trẻ tiêu thụ một lượng tối thiểu thì vẫn an toàn. 

Dưới đây là một số thực phẩm chế biến mà bạn nên hạn chế cho trẻ: 

- Bánh mì trắng và mì ống trắng;

- Bánh quy và bánh ngọt;

- Khoai tây chiên; 

- Đường ngũ cốc tinh luyện;

- Rau câu và thạch; 

- Mứt;

- Nước giải khát có đường và sô-đa.

Một số sai lầm các bà mẹ hay gặp khi cho trẻ ăn carbonhydrat 

Ăn quá ít: hiện nay những trẻ bị suy dinh dưỡng chủ yếu là thiếu năng lượng từ carbonhydrat chứ không thiếu protein như trước đây, hay gặp ở những trẻ biếng ăn chất bột ví dụ: không chịu ăn cháo, bột, cơm, mì… các bà mẹ lại cho rằng con lười ăn thì chọn thức ăn nhiều chất (chủ yếu là thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, trứng, sữa…). Bữa ăn sáng có trẻ chỉ ăn 1 quả trứng và cốc sữa mà không ăn cơm, cháo, mì và rau quả, một bữa ăn như vậy không cân đối, trẻ ăn thừa chất đạm nhưng lại thiếu chất bột đường dẫn đến thiếu năng lượng và chậm lên cân. Ăn thiếu chất bột đường còn ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ nhất là trẻ lớn đã đi học. Một bữa ăn sáng thiếu năng lượng từ chất bột đường sẽ không tốt cho hoạt động trí não của trẻ, vì não là cơ quan đặc biệt chỉ sử dụng năng lượng từ chất bột đường (não sử dụng 20% tổng số đường bột của cơ thể). Vì vậy, một bữa ăn cân đối không thể thiếu được chất bột đường. 

Ăn quá nhiều chất bột đường: ngược lại, có nhiều bà mẹ cho con ăn quá nhiều chất bột đường nhất là các loại đường hấp thu nhanh như: nước ngọt, bánh kẹo, lại là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì, một tình trạng bệnh lý ngày càng có xu hướng gia tăng. Khi carbonhydrat tinh chế được tích trữ quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng phóng thích lượng đường đáng kể vào trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của insulin. Chúng là những nhân tố gây gia tăng mối hiểm họa cho hoạt động hệ tim mạch. 

Mặt khác, ăn nhiều thức ăn hấp thu nhanh như: đường ngọt bánh kẹo trước các bữa ăn lại là nguyên nhân gây biếng ăn ở những trẻ đang bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, một chế độ ăn hợp lý cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể luôn là điều cần thiết giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh.

Theo SK&ĐS

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

DMCA.com Protection Status