Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bỗng một ngày khi đi vệ sinh, thấy nước tiểu của mình có màu hồng (đậm, nhạt) khiến bạn không khỏi hoảng hốt không biết mình bị mắc bệnh gì? Tiểu ra máu có nguy hiểm không? Tiểu ra máu là triệu chứng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, một số có thể tự khỏi không cần điều trị, nhưng một số lại là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Tiểu ra máu là hiện trượng trong nước tiểu có xuất hiện nhiều hồng cầu. Tiểu ra máu được chia làm hai loại là tiểu ra máu sinh lý và tiểu ra máu bệnh lý. 

Tiểu ra máu sinh lý không nguy hiểm có thể xuất hiện 1 vài lần và tự khỏi. Tiểu ra máu bệnh lý là tình trạng tiểu ra máu kéo dài, kèm theo nhiều biểu hiện đi kèm như tiểu buốt, tiểu rắt, sốt,…đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: 

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản,…khiến cho hồng cầu ra nước tiểu. Khi mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu người bệnh có thể có nhiều triệu chứng đi kèm như sốt cao, tiết buốt, đau vùng thắt lưng,… Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm: siêu âm,cấy nước tiểu hoặc nội soi bàng . Lao thận – tiết niệu, bệnh nhân có biểu hiện tiểu máu và nguyên nhân này phải được loại trừ ở bất kỳ bệnh nhân nào tiểu ra máu có hội chứng nhiễm khuẩn kèm theo.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm
+ U tuyến tiền liệt: nếu bệnh nhân có độ tuổi trên 40 mà xuất hiện chứng tiểu ra máu thì cần quan tâm đến tuyến tiền liệt. Những nam giới có khối u ở tuyến tiền liệt khiến chèn ép vào các bộ phận khác ở đường tiết niệu là nguyên nhân khiến tiểu ra máu. Khối u tuyến tiền liệt có thể là u lành, u ác. Do đó, khối u cần được phát hiện sớm để can thiệp kịp thời. 

+ Sỏi đường tiết niệu: sỏi có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, thậm chí là cả ở niệu đạo gây tiểu ra máu khi di chuyển xuống dưới có thể làm tổn thương lớp niêm mạc đường tiết niệu. Phát hiện sỏi đường tiết niệu có thể được xác định bằng siêu âm, chụp X quang,… 

+ Các chấn thương: một số các chấn thương ở vùng thắt lưng, vùng hạ vị, niệu đạo cũng có thể khiến nam giới tiểu ra máu. Do đó, những chấn thương cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. 

Một số bệnh lý về máu có thể gây tiểu máu như bệnh bạch cầu cấp và mạn, bệnh Hemophilia, bệnh máu khó đông… Những bệnh này ngoài triệu chứng tiểu máu còn có những triệu chứng xuất huyết ở nhiều nơi khác như xuất huyết dưới da, xuất huyết chân răng… Làm công thức máu, huyết đồ, tủy đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được. 

Chứng tiểu ra máu ở nam giới là không thể xem thường, bởi nó đều là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của nam giới. Do đó, nếu bị tiểu ra máu kéo dài, kèm theo những dấu hiệu khác (sốt, tiểu buốt, tiểu rắt,..) cần đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân nào gây nên tiểu máu. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.

Theo TTCSSK Sinh sản Hà Nội

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

DMCA.com Protection Status