Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em thường gặp nhất ở lứa tuổi 1-3. Chúng gây cho trẻ nhỏ sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, co giật, nôn mửa. 

Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ 

Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau nhức tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai. Trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hoá: Đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt. Tất cả các trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân hay tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp. 

Nếu không phát hiện bệnh cho trẻ ở giai đoạn đầu, 2-3 ngày sau bệnh sẽ chuyển sang vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai. Lúc đó ta có thể thấy trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được, hết rối loạn tiêu hoá, đi ngoài trở lại binh thường, không kêu đau tai nữa. Tưởng chừng như bệnh đã lui, nhưng thực ra bệnh viêm tai giữa trẻ em đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: Chảy mủ tai. 

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức khoẻ nghe của trẻ. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng. Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như: Viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây tê liệt dây thần kinh mặt (dây số 7). 

Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa tiến hành. Vì đây là một bệnh có thể gây biến chứng nặng nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Để phòng ngừa cần rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng của trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh. Đối với trẻ sơ sinh, phải vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bể trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. 

Nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em 

Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này không tự nhiên xâm nhập được, mà chúng xâm nhập theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó, bệnh viêm tai giữa ở bé là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm a mi đan cấp ở trẻ em. 

Điều đáng tiếc, đa phần viêm họng cấp ở trẻ em thường chưa được người nhà quan tâm đúng mức, coi đó là bệnh nhẹ, nên thường tự ra cửa hàng mua thuốc điều trị. Nhân viên bán thuốc hoặc dược sĩ không thể ra chẩn đoán chính xác. Có khi viêm tai giữa sắp vỡ mủ đến nơi nhưng lại được cho nhầm thuốc điều trị viêm mũi, vì về cơ bản giai đoạn đầu triệu chứng của chúng rất giống nhau. Do đó, điều trị không thể đạt hiệu quả. 

Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ em. Có hai lý do: hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm; thứ hai, vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập.

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em 

Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Điều trị viêm tai giữa có 2 chiến lược phân biệt: điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Điều trị toàn thân cần áp dụng vì viêm tai giữa ít khi là bệnh đơn độc. Nó thường đi sau hoặc đi kèm với vài bệnh khác như viêm họng, viêm a mi đan hoặc viêm mũi. Điều trị tại chỗ là cần thiết vì ổ viêm ngay ở sát ngoài, cần sử dụng thuốc để chống lan tràn. Mặt khác, điều trị tại chỗ sẽ lấy bỏ ổ viêm trực tiếp giúp quá trình điều trị được nhanh hơn. 

Phác đồ chung cần sử dụng đó là kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau và vệ sinh cho trẻ. Trong các trường hợp cấp tính, có thể dùng thuốc corticoid, nhưng chỉ dùng liều thấp và ngắn ngày. Việc điều trị phải do bác sĩ khám, chỉ định, và theo dõi định kỳ. 

Một khâu rất quan trọng đó là vệ sinh tai. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh tai để tháo mủ. Khi tai giữa chưa vỡ mủ, bác sĩ có thể chích rạch màng nhĩ cho bé. Bạn yên tâm là sau đó màng nhĩ sẽ tự liền lại hoàn hảo. Nếu đã vỡ mủ rồi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thấm mủ bằng bông, rửa tai cho bé hằng ngày và nhỏ thuốc. Các thao tác này cần được hướng dẫn cẩn thận và bé sẽ nhanh hồi phục. Chỉ sau ngày đầu tiên rửa và nhỏ tai, em bé đã cải thiện triệu chứng thấy rõ. Riêng nhỏ tai, bạn cần nhỏ đúng chỉ định để có tác dụng vì thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ trong vòng 6 tiếng. 

Khi viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi, người nhà cần cho bé đi bệnh viện ngay. Trong trường hợp vỡ mủ, cần tức tốc cho bé đi khám còn khi đang điều trị bệnh mũi họng, em bé đột nhiên có đau tai thì cũng cần cho bé tái khám ngay. 

Tuyệt đối không cho trẻ bú nằm. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa. Với những trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, viêm amidan,… cần cho trẻ đi khám để điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh. Viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát, vì thế trẻ mắc bệnh này cần được theo dõi thường xuyên ở các cơ sở tai mũi họng để phòng tái phát. 

Zenodem (Cefpodoxime proxetil) là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 phổ kháng khuẩn rộng dùng đường uống. Đây là tiền dược của cefpodoxime. 

Thuốc được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bao gồm viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng…. 

Augmentin thường được dùng điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới (bao gồm cả Tai-Mũi-Họng), đường niệu dục, da và mô mềm, xương và khớp và các nhiễm khuẩn khác như sảy thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn ổ bụng. 

Augmentin có tính diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn kể cả các dòng tiết b-lactamase đề kháng với ampicillin và amoxycillin (tham khảo thông tin kê toa đầy đủ về các vi khuẩn nhạy cảm). 

Con bạn đã được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị, bạn có thể yên tâm cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dừng thuốc hay tự ý thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Đề phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ 

Để phòng bệnh viêm tai giữa xảy ra ở trẻ, các bà mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng cho trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ bú mẹ. 

Không được tự mua thuốc điều trị cho trẻ hay tự ý bơm hoặc nhỏ bất cứ thứ thuốc gì vào tai trẻ;

Không khều móc tai trẻ vì sẽ làm chấn thương hoặc gây nhiễm trùng rất nguy hiểm; 

Khi trẻ nôn ói không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa;

Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ;

Đối với trẻ viêm VA tái phát nhiều lần cần phải nạo VA điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh viêm tay giữa;

Khi có nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa, cần đưa đi khám bác sỹ ngay;

Tuyệt đối không được tự điều trị;

Bệnh viêm tai giữa là một bệnh dễ tái phát, vì vậy trẻ cần được theo dõi thường xuyên.

Theo Tuvansuckhoe

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

DMCA.com Protection Status