Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Responsive Advertisement

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Ngoài ra, một số trường hợp lại là do thuốc. Bản thân chẩn đoán rối loạn tiền đình không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó.Để có được câu trả lời chính xác, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Đôi khi, để tìm ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ còn phải làm các xét nghiệm hình ảnh học như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI).

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo......gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.

rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình


1. Nguyên nhân rối loạn tiền đình
  • Người già do một số cơ quan bị suy giảm nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.
  • Người béo hay người gầy quá đều có thể gây rối loạn tiền đình.
  • Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do chấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.
  • Quan hệ tình dục không đều đặn.
  • Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.
  • Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.
  •  Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Theo nhận định của GS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu lên nào.

Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày. Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần


Người bệnh cũng không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt
Chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay

Bệnh nhân cần thiết phải đi khám, vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

2. Triệu chứng rối loạn tiền đình
- Chóng mặt: Ảo giác về sự di chuyển của môi trường xung quanh hoặc bản thân, thường là cảm giác xoay tròn hoặc bập bềnh. Các triệu chứng kèm theo là buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, nhìn mờ. Nguyên nhân là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.
- Ngất: Cảm giác đe dọa mất ý thức hoặc ngất, kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ hai mắt thoáng qua. Nguyên nhân là do tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật.
- Mất thăng bằng: Cảm giác không cân bằng, không vững hoặc như say rượu. Nguyên nhân: Mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.
- Chóng mặt không xác định rõ: Cảm giác đầu lâng lâng, nặng hoặc sợ ngã (khác với các cảm giác mô tả ở ba phần trên). Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.
- Đau đầu: Người bệnh thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt mỗi khi thay đổi thời tiết, nhất là vào thời điểm giao mùa. Người bệnh có thể bị đau đầu rất nặng…
3. Chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
-     Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. Nên để cho cơ thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt.
-     Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình.
-      Uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất.
-      Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

4. Các vitamin cần thiết cho người rối loạn tiền đình
Những người bị rối loạn tiền đình cần được bổ sung một lượng lớn Vitamin + muối khoáng tổng hợp ( Multivitamin and mineral) hơn mức bình thường. Đặc biệt phải chú ý đến loại Vitamin + muối khoáng tổng hợp đa dạng theo công thức cân bằng giữa các thành phần, tỉ lệ cân đối để có hiệu quả nhanh và cao nhất, bởi lẽ những người đã bị mắc căn bệnh này thì cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đã không còn được tốt như người bình thường nữa. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng thực phẩm bổ sung nên bệnh nhân cần tìm hiểu loại thực phẩm bổ sung nào có chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tài chính và bệnh của mình.

5. phương pháp chữa rối loạn tiền đình
-  Điều trị chứng rối loạn tiền đình đòi hỏi người bệnh kiên trì áp dụng tất cả các phương pháp kết hợp như: uống thuốc bổ xung các chất vitamin cần thiết kết hợp tập thể dục, các phương phấp ấn huyệt xoa bóp nâng cao sức khỏe cho cơ thể đầy lùi bệnh.

-  Một số phương pháp hỗ trợ chữa đơn giản tại nhà
  • Day ấn huyệt
-  Phương pháp hằng ngày dùng ngón tay trỏ hoặc giữa tự day ấn các huyệt như ấn đường, hợp cốc, thần đình, bách hội, nội quan, túc tam lý, phong trì, tam âm giao... Tác dụng: Khai khiếu, định thần chí, kiện tỳ, thanh hỏa, hóa đàm... nên day ấn cả hai bên ngày một vài lần mỗi huyệt 5 - 10 phút. 
  • Phương pháp tự xoa bóp
-  Xoa trán: Dùng 3 ngón tay trỏ giữa và áp úp chụm lại xoa toàn bộ trán qua lại xoa 20 - 30 lần, sau đó xoa miết, bóp dọc hai bên cung lông mày. Công dụng: Điều hòa khí huyết thanh can giáng hỏa, định thần, trị chứng đau đầu chóng mặt buồn ói...
-  Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay úp lại xoa dọc lên xuống hai bên sau gáy, lên xuống 20 - 30 lần. Công dụng: Thư cơ, thanh can giáng hỏa an thần, tăng cường máu lên não.
Xoa hai ổ mắt: Úp hai bàn tay lấy hai ngón tay trỏ và giữa xoa vòng quanh mắt theo chiều kim đồng hồ (không đè mạnh vào mắt) xoa mỗi lần 20 - 30 vòng. Công dụng: Làm cho mắt tinh, định thần, khai thông khí huyết tăng cường máu lên não...
Xoa đỉnh đầu: Thủ thuật dùng 3 ngón tay trỏ giữa kế út, úp lại ngón giữa để chính giữa đỉnh đầu (huyệt bách hội) hai ngón kế là huyệt tứ thần thông, bằng cách day ấn ngang dọc như hình dấu cộng mà huyệt bách hội làm chính giữa ngày day ấn vài lần mỗi lần 5 - 10 phút. Tác dụng: Khai khiếu, bình can tức phong, thanh thần chí... Trị đau đầu tai ù, mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ...
  • Xoa và đánh trống mang tai 
Xoa tai: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa, ngón giữa để trước tai ngón trỏ để sau tai xoa miết lên xuống ở các huyệt trước và sau tai 20 - 30 lần và sau xoa đều những huyệt xung quanh vành tai 20 - 30 lần. Tiếp đó lấy 2 lòng bàn tay úp lên hai tai ấn 5 - 10 lần nghe như đánh trống trong tai, sau dụng 2 ngón tay trở và giữa bật mạnh sau óc nghe có tiếng bùm bùm sau tai 5 - 10 lần. Công dụng: Trị ù tai, tai điếc, đau đầu chóng mặt... 
  • Tập vẩy tay
Cách làm: Chọn nơi yên tĩnh, đứng thẳng người, hai bàn chân dang bằng vai, mười đầu ngón chân bấm chắc mặt nền nhà, ngậm kín miệng, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên, hai mắt nhìn trước, từ từ đưa hai tay ra phía trước hợp với thân mình một góc 30o, hai bàn tay song song với mặt nền, các ngón tay khép kín. Vẩy mạnh hai tay ra sau hợp với thân mình một góc 60o, hai bàn tay vẩy lên trên và phải làm hết sức mình đồng thời nhíu hậu môn lại và thót lên được tính là một lần vẩy tay,  ngày nên tập hai lần và nên tập lúc bụng không no. 
Mới đầu chỉ nên tập mỗi lần vài trăm cái, rồi từ tăng dần, đến lúc vẩy tay trong 30 phút mà được 1.800 - 2.000 cái là càng tốt. Tác dụng giúp khí huyết lưu vận hành khắp cơ thể để nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, đào thải lọc khí ra ngoài, phương pháp này chữa chóng mặt rất hiệu quả. 
  • Ngâm chân bằng nước nóng
Ngâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 - 45 độ C ngày một vài lần, mỗi lần 20 - 30 phút. Tác dụng dẫn hỏa quy nguyên dẫn hỏa đi xuống... trị chứng chứng đau đầu chóng mặt và các chứng hư hỏa khác. 
Theo Đông y, chóng mặt thuộc chứng "huyễn vựng" đau đầu, chóng mặt, ù tai, mà nguyên nhân phần nhiều do đàm hiệp hỏa đưa lên, khi ngâm chân nước ấm có tác dụng dẫn hỏa đi xuống mà đàm hỏa cũng giảm, tăng cường máu lên não. Ngoài ra, người bệnh nên đi bộ 30 phút mỗi ngày. Có tác dụng ngăn ngừa chứng đau đầu chóng mặt rất hiệu quả. 


 Để tìm hiểu thêm về bệnh tiền đình và cách điều trị, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí tại hotline: 0987.108.717 

Ths. Đỗ Duy Thắng
SĐT: 0987.108.717



Đăng nhận xét

0 Nhận xét

DMCA.com Protection Status